Trang chủ / Hôn nhân gia đình /  BÀI HỌC VỀ TÌNH YÊU và HÔN NHÂN TỪ CÁC CẶP ĐÔI TRONG KINH THÁNH

 BÀI HỌC VỀ TÌNH YÊU và HÔN NHÂN TỪ CÁC CẶP ĐÔI TRONG KINH THÁNH

BÀI HỌC VỀ TÌNH YÊU và HÔN NHÂN TỪ CÁC CẶP ĐÔI TRONG KINH THÁNH
Kinh Thánh mang đến cho chúng ta những lời khôn ngoan về nhiều chủ đề khác nhau và theo nhiều cách khác nhau. Tìm hiểu về những cặp đôi trong Kinh Thánh có thể là một cách hay để biết Kinh Thánh nói gì về vấn đề quan hệ tình cảm. Dưới đây là một số cặp đôi trong Kinh Thánh có thể tác động đến cách nhìn của bạn về vấn đề tình yêu và hôn nhân.
1. Isaac và Rebecca
2. Boab và Rút
3. Giuse và Maria
4. Aquila và Poritkila
5. Dacaria và Elizabeth

Chúng ta từng nghĩ rằng chúng ta có thể bắt đầu một mối quan hệ yêu đương, miễn là mình cảm thấy đúng đắn; ta không nhận ra rằng “Ta cần phải dành thời gian cầu nguyện với Chúa trước”. Ta từng nghĩ rằng chia tay là việc cần làm khi tình cảm đã phai nhạt; Ta không nhận ra rằng mối quan hệ cần được nuôi dưỡng. Ta từng nghĩ rằng Ta sẽ là người lý trí trong chuyện tình cảm; Ta không nhận ra rằng cuối cùng Ta đã ghét đối phương thậm tệ và giữ mãi sự cay đắng khi người đó ra đi.

Từ chuyện tình học trò ở phổ thông đến hẹn hò ở đại học, rồi độc thân sau khi tốt nghiệp, ta đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc. Ta thậm chí đã có lúc cảm thấy dường như Chúa không còn yêu thương ta nữa. Tại sao người khác có thể bắt đầu một mối quan hệ và nhìn thấy mối quan hệ đó đơm hoa kết trái, còn chuyện tình cảm của ta thì chẳng đi tới đâu? Và tại sao cuối cùng ta không chỉ làm tổn thương chính mình, mà còn làm tổn thương người khác mặc dù ta đã hẹn hò với ý định tiến tới hôn nhân?

Chỉ đến sau này ta mới nhận ra rằng ta đã tìm kiếm các mối quan hệ qua lăng kính của riêng ta. Khi cảm thấy mọi thứ đúng đắn, ta lập tức bước vào một mối quan hệ, cho rằng cảm xúc đó đến từ Chúa. Rồi khi vấn đề nảy sinh khiến Ta kiệt quệ cả về thể chất lẫn cảm xúc, ta cho rằng đó là dấu hiệu để chia tay, và kết quả là buông bỏ mối quan hệ của mình.

Phim ảnh, truyền hình, các chương trình hẹn hò trực tuyến, v.v. đều bảo rằng chúng ta phải dựa vào cảm xúc của mình. Chúng ta được khuyên phải theo đuổi sự lãng mạn và vui vẻ, hạnh phúc. Khi những cảm xúc đó tan biến thì việc hẹn hò và hôn nhân cũng sẽ kết thúc. Nhưng điều đó có đúng không? Đâu là quan điểm của Kinh Thánh cho vấn đề tình yêu và hôn nhân?

Một ngày nọ, ta chợt nghĩ: Tại sao không học từ gương mẫu của các cặp đôi được nêu trong Kinh Thánh để hiểu thêm về Thánh Ý Chúa?


Hoa sĩ: YMI
Edit: Ban Giá Trị – Kỹ Năng Sống
Trực thuộc Uỷ Ban Giáo Dục Công Giáo – Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

1. Isaac và Rebecca
Rê-bê-ca là một cô cháu gái trong bà con của Áp-ra-ham, đã được người quản gia của Áp-ra-ham lựa chọn để làm vợ Isaac (con trai của Áp-ra-ham) sau khi người quản gia này cầu nguyện tìm kiếm ý muốn Chúa. Tại đây ta thấy một nguyên tắc rất quan trọng cho các mối quan hệ: hãy chọn bạn đời trong số các con cái Chúa hoặc ít nhất là “con cái của sự sáng”. Sự lựa chọn này không phải là ngẫu nhiên, cũng không dựa trên cảm xúc – nhưng là kết quả của sự trung tín cầu nguyện. Nếu kết hôn với những người không cùng niềm tin, chúng ta sẽ phải đối diện với rất nhiều khác biệt về niềm tin, giá trị sống hoặc tệ hơn nữa là chúng ta đi theo tôn giáo của người kia và rời bỏ Chúa cũng như sự đường lối của Ngài.
Điều thứ hai ta học được từ mối quan hệ của họ là: tình yêu là một quyết định. Mặc dù Isaac và Rê-bê-ca chưa từng gặp nhau trước khi kết hôn, nhưng họ đã yêu nhau trọn đời. Vào thời đó, đàn ông có nhiều vợ là điều bình thường, tuy nhiên Isaac đã chọn dành cả cuộc đời mình chỉ với Rê-bê-ca. Mối quan hệ của họ cho chúng ta thấy rằng khi quyết định yêu một người và một giao ước thánh được thiết lập, chúng ta có thể nương cậy nơi Chúa để Ngài giúp chúng ta cứ tiếp tục yêu nhau đến cuối cùng – ngay cả khi có nhiều khó khăn trong hôn nhân.

2. Boab và Rút
Rút là người phụ nữ ngoại bang và là một góa phụ. Nhưng cô yêu thương Na-ô-mi, mẹ chồng của mình. Sau đó, cô nghe theo lời khuyên của Na-ô-mi và bày tỏ tình cảm của mình với Bo-áp, và chúng ta đều biết, một cái kết hạnh phúc đã dành cho Bo-áp, Rút và Na-ô-mi. Từ câu chuyện này, tôi học được rằng Chúa không coi khinh bất cứ ai dù họ có xuất thân như thế nào. Điều Chúa quan tâm là tấm lòng của chúng ta. Rút chọn tin cậy Thiên Chúa – Đấng mà mẹ chồng của cô đã tin cậy. Cô cũng vâng phục mẹ chồng của mình và cuối cùng cô đã nhận được phúc lành, thậm chí được ghi tên trong gia phả của Chúa Giêsu.
Ta từng nghĩ rằng chỉ những người kết hôn với mối tình đầu mới là được Chúa chúc lành cho mối quan hệ của mình. Nhưng không. Chúa chấp nhận chúng ta, dù quá khứ của chúng ta ra sao. Điều thú vị mà ta nhìn thấy từ cuộc hôn nhân của Rút và Bo-áp là người nữ không nhất thiết phải chờ người nam chủ động trong mối quan hệ. Đôi khi, các bạn nữ có thể bày tỏ tình cảm cách thích hợp và đúng lúc cho những người nam “kém tinh ý”. Tất nhiên, điều này đi kèm với điều kiện là mọi hành động phải phù hợp với ý muốn của Chúa. Còn những bạn nam thì nên suy nghĩ thấu đáo và hỏi ý kiến người lớn trước khi quyết định tiến tới.3. Giuse và Maria
Khi Đức Maria mang thai Chúa Giêsu bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, Thánh Giuse muốn tránh việc từ hôn cô cách công khai để bảo vệ danh dự và mạng sống của cô. Vào thời kỳ đó, người nam đã đính hôn có quyền công khai từ hôn và người nữ sẽ bị ném đá đến chết vì tội ngoại tình. Nhưng Giuse đã không làm như vậy vì ông quý mến Maria và ông cũng kính sợ Thiên Chúa. Đức Maria cũng là một người nữ kính sợ Chúa nên cô sẵn lòng chấp nhận rủi ro khi mang thai.
Việc yêu thương một ai đó cần được chứng minh bằng hành động. Giuse đã chứng minh lòng chân thành dành cho Đức Maria bằng cách tôn trọng, bảo vệ và kết hôn với cô. Khi những kẻ xấu truy đuổi họ để giết Chúa Giêsu, Thánh Giuse và Đức Maria đã hỗ trợ lẫn nhau trong suốt hành trình. Đây là cặp đôi gương mẫu về việc kính sợ Thiên Chúa và đã chia ngọt sẻ bùi với nhau vì danh Chúa. Việc có cùng niềm tin và sẵn lòng cam kết Chúa và với nhau, là một điều tuyệt vời.4. Aquila và Poritkila
Mặc dù cặp đôi này không nổi tiếng như những cặp đôi khác trong Kinh Thánh mà chúng ta đã nói đến, nhưng ta thực sự ngưỡng mộ sự tận hiến của họ dành cho Chúa, như được ghi chép lại trong sách Tân Ước. Dù bận rộn với công việc, họ luôn niềm nở chào đón các tông đồ là Phao-lô và Apolo (CV chương 18). Họ mở cửa nhà mình để làm nơi mọi người có thể tụ họp (1Cr 16) và nắm bắt mọi cơ hội để giúp thêm nhiều người nhận biết về Chúa Giêsu.
Chúa không chỉ muốn các gia đình được cứu độ, nhưng Ngài còn muốn chúng ta phục vụ Ngài. Việc sử dụng nhà mình làm nơi hội họp cầu nguyện không chỉ phát sinh thêm chi phí, mà còn tốn rất nhiều thời gian và công sức. Tại đây, chúng ta nhìn thấy tấm gương về sự nhiệt thành phục vụ của những người giáo dân bình thường: “Người phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi” và “tôi và gia đình tôi sẽ phụng sự Đức Chúa” (Gs 24:15).
Bên cạnh đó, hai người hơn một. Ngoài việc chia sẻ với nhau những thăng trầm trong cuộc sống, vợ chồng có thể cầu nguyện cho nhau, phục vụ Chúa và cùng nhau phục vụ tha nhân. Đây là một bức tranh thật đẹp. Khi ta nghĩ về những gia đình mà mình biết, chỉ một người có tâm tình phục vụ Chúa, còn người kia thì không, điều đó khiến ta càng tin chắc hơn về tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho người bạn đời tương lai của mình có cùng một lý tưởng sống với mình. Chỉ khi hai người cùng trưởng thành về mặt tâm linh và cùng chia sẻ với nhau, họ mới có thể xây dựng được một gia đình có Chúa làm chủ.5. Dacaria và Ê-li-za-bét
Theo Tin Mừng Luca chương 1, ông Dacaria và bà Ê-li-za-bét vẫn trung tín phục vụ Chúa dù đã cao tuổi. Ta chú ý đến những chi tiết trong Tin Mừng diễn tả ông Dacaria đang làm công tác tế lễ theo phiên mình thì thiên thần của Chúa hiện đến với ông và nói rằng Chúa đã nhậm lời cầu xin của ông và Ngài sẽ ban cho ông một con trai. Điều này nhắc nhở ta rằng Chúa luôn lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng lời cầu xin ấy sẽ được thực hiện theo cách của Chúa và vào thời điểm Người thấy thích hợp.
Mặc dù chúng ta cũng thấy sự yếu đuối của ông Dacaria và bà Ê-li-za-bét. Ông Dacaria phải bị câm vì thiếu đức tin, và lúc đầu Ê-li-za-bét cũng sợ nói với mọi người về việc mình có thai – tuy nhiên điều này không ngăn trở Thiên Chúa sử dụng họ để hoàn thành kế hoạch của Ngài. Khi hài nhi ra đời, họ đã vâng lời Chúa và đặt tên cho con là Gioan. Sau rất nhiều năm cầu nguyện xin Chúa ban cho mình một đứa con, thì nay Thiên Chúa đã nhận lời ông, và tới lượt ông bà, ông bà cũng đã sẵn lòng dâng con của mình cho công việc của Chúa. Sự kính sợ Thiên Chúa này là điều mà mỗi chúng ta cần học hỏi.
Năm cặp vợ chồng này đều có những yếu đuối, nhưng họ có một điểm chung: cả hai đều kính sợ và vâng phục Thiên Chúa.

Check Also

GIA ĐÌNH Á CHÂU HƯỚNG ĐẾN NỀN VĂN HÓA CỦA SỰ SỐNG TOÀN DIỆN

SỨ ĐIỆP CỦA ĐẠI HỘI LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU GIA ĐÌNH Á …